Nội hàm của hai chữ “Tu luyện” [修煉] theo văn tự truyền thống

4 minute read
0
Tu


Tu luyện

Nội hàm của hai chữ “Tu luyện” theo văn tự truyền thống.

Không nhất thiết phải “bế quan luyện công”, “lên núi độc tu” hay “quay mặt vào vách”…, tu luyện đơn giản là tu dưỡng và rèn luyện. Trong đó, tu (修) có nghĩa là chỉnh sửa, học tập, tuân theo, cắt tỉa… Muốn hoàn thiện nhân cách, đức hạnh, phẩm giá của bản thân thì phải liên tục tống khứ đi những thói hư tật xấu, quy chính tư duy hành động theo lễ nghĩa đạo đức, học hỏi và đề cao tâm tính không ngừng.
Còn luyện (煉) nghĩa là rèn luyện, rèn đúc, gọt giũa. Tu tâm cũng cần đi cùng với ước thúc nề nếp sinh hoạt, lễ nghi, tác phong, thần thái; phải rèn luyện trong đời sống từ những điều nhỏ nhặt nhất. Luyện cũng lại có nghĩa là tôi luyện, qua chịu đựng mà trở nên tốt đẹp hơn.
Như vậy, “tu luyện” ấy chính là việc con người luôn biết nhìn lại mình, sửa đổi mình và nắn chỉnh con đường mình đi cho phù hợp với chính đạo. Vì lẽ đó, muốn thành người, làm người tử tế thì phải luôn tu luyện.
Bởi vậy người xưa nói “Người không tu mình, Trời tru Đất diệt”. Nguyên văn tiếng Hán là “Nhân bất vi kỷ, Thiên tru Địa diệt”; chữ “vi” (為) ở đây có hai âm đọc và cũng có hai nghĩa khác nhau. Một nghĩa là “học tập” (hay là tu tập), còn một nghĩa khác là “do, vì”. Hàm nghĩa chân chính của câu này là: “Một người mà không tu dưỡng bản thân thì ắt sẽ không thể có được chỗ đứng trong Trời Đất”; chứ không phải “Người không vì lợi ích của bản thân thì Trời tru Đất diệt” như nhiều người vẫn thường nói.
S.t

Giải Hán tự từ góc độ người tu luyện (12): Chữ Luyện và chữ Thuyết

Tác giả: Liên Lý Chi

Những người hiểu về Pháp Luân Đại Pháp đều biết rằng, để chỉ sự tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp thì dùng chữ Luyện “煉” có bộ hỏa 火, chứ không phải là chữ Luyện “練” có bộ Mịch 糹. Điều này cũng không chỉ đơn giản là lựa chọn, sử dụng chữ Hán nào mà có ẩn chứa nội hàm thâm sâu ở phía sau.

Người đời đều biết rằng Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công, Trung Cộng đã bôi nhọ để hình ảnh Pháp Luân Công, lấy đó lý do lớn nhất để đàn áp Pháp Luân Công. Vì thế nó đã tự biên tự diễn vụ “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” để vu oan cho Pháp Luân Công. Vậy nên các đệ tử Pháp Luân Công đang phải tu luyện trong hoàn cảnh bị Trung Cộng đàn áp bức hại rất khốc liệt, hoàn cảnh khảo nghiệm của ngọn lửa mãnh liệt đó chắn chắn cũng sẽ giống như tu luyện trong lò luyện đan của Thái Thượng Lão Quân. Đây là một trong những hàm nghĩa vì sao lại dùng chữ luyện (煉) có bộ hỏa “火” để biểu hiện sự tu “luyện” của đệ tử Pháp Luân Công.

Một hàm nghĩa khác là, hình thức biểu hiện chủ yếu nhất cho việc tu luyện của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp chính là giảng chân tướng cho con người thế gian, vạch trần những lời dối trá, bịa đặt trong sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” do Trung Cộng dàn dựng. Mục đích của việc đệ tử Pháp Luân Công nói về chân tướng sự kiện “Tự thiêu giả ở Thiên An Môn” chính là làm cho người dân thế giới hiểu rõ Trung Cộng, để họ thoái xuất khỏi Trung Cộng, từ đó mà được đắc cứu trong đại kiếp nạn. Đây là một nội hàm khác của việc dùng chữ luyện có bộ hỏa “火”.

Chữ Luyện (煉) trong chữ tu luyện còn có chữ Giản (柬) ở bên phải. Nghĩa của chữ Giản (柬) là bức thư, là tờ giấy mang theo, một dạng văn tự ngắn gọn. Vậy thì tại sao lại dùng chữ Giản (柬) để biểu hiện chữ Luyện (煉) trong chữ “tu luyện”? Nguyên nhân là nghĩa gốc của chữ giản dùng để chỉ những lá thư, tài liệu giảng chân tướng của học viên Pháp Luân Đại Pháp gửi cho người dân trên khắp thế giới. Dù ở trong nước hay quốc tế, mọi người trên thế giới đều biết rằng, phương thức chính để học viên Pháp Luân Đại Pháp giảng chân tướng cho con người thế gian chính là viết thư cho các nhân viên thuộc lĩnh vực tư pháp đang bức hại Pháp Luân Công, như công an, kiểm sát, tư pháp; và gửi các tư liệu chân tướng Pháp Luân Công cho người dân. Đây chính là nội hàm của chữ Giản trong chữ Luyện.

Vì vậy, về mặt ý nghĩa của chữ luyện đại biểu cho tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp, dù là xét từ nội hàm của chữ “Hỏa”, hay là từ ý nghĩa của chữ “Giản”, đều có thể đã biểu hiện lên trạng thái tu luyện của các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp.

(Còn tiếp)
Dịch từ: https://www.zhengjian.org/node/245514

Post a Comment

0Comments
Post a Comment (0)
Đọc tiếp: